Cây chùm ngây – cách trồng và chăm sóc cây chùm ngây
Cây chùm ngây – cách trồng và chăm sóc cây chùm ngây
Cây chùm ngây không những là cây thực phẩm mà còn là vị thuốc tốt trong đông y nữa đấy. Vậy tác dụng từ cây chùm ngây như thế nào? Cách trồng và chăm sóc cây có khó không? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết này nhé.
Đôi nét về cây chùm ngây
Tên thường gọi: cây chùm ngây
Tên khoa học là Moringa Oleifera Lam
Thuộc họ Moringaceae
Bắt nguồn từ vùng Nam Á, cây xuất hiện đã hơn 4000 năm nay và bây giờ nó được trồng rộng rãi ở các nước Châu Phi và Châu Á.
Đặc điểm nổi bật của cây chùm ngây

Chùm ngây vừa là rau sạch vừa là cây thuốc
Thân cây thuộc dạng thân gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình từ 8-10m, thân cây có màu xanh đậm. Nếu không muốn cây phát triển cao thường xuyên cắt ngọn để cây chia nhiều cành nhánh ở ngưỡng thấp.
Lá cây có dạng kép lông chim tương tự như cành phượng vĩ, nhưng lá to và tròn hơn lá phượng. Chiều dài trung bình của lá chừng 30-60cm, lá màu xanh đậm. Lá chùm ngây không có lông, mỗi lá chét dài chừng 1-2cm, lá hình trứng và mọc đối xứng nhau.
Hoa chùm ngây có mùi thơm dịu nhẹ phảng phất, hoa trông không khác gì hoa đậu, đỗ. Tràng hoa có 5 cánh hoa, mỗi cánh hoa trông vểnh lên cao với chiều dài khoảng 2-2,5cm. Nhị hoa gồm 5 nhị thụ đan xen cùng với 5 nhị kép. Hoa thường xuất hiện vào khoảng tháng 1 và tháng 2 hằng năm.
Khi hoa chùm ngây tàn thì xuất hiện quả, quả của nó dạng nang dài từ 30-120cm, chiều rộng chừng 2cm. Bên trong mỗi quả chứa 20 hạt, màu nâu đen, hình tròn dẹp.
Tác dụng thần kỳ của cây chùm ngây
Hiện nay nhà nhà đều trồng cây chùm ngây, người người bàn tán về loại cây này. Nó có đặc điểm và công dụng như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta.
Đối với y học người ta sử dụng cây chùm ngây như một loại thảo dược quý. Cây có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư, thoái hoa, u xơ nang,…
Trong lá chùm ngây còn chứa các axit amin rất tốt cho cơ bắp, xương, da và cả máu nữa. Một số nơi còn sử dụng cây chùm ngây như một loại thuốc giúp phụ nữ tránh thai nữa đấy.

Lá chùm ngây có chứa nhiều axit amin
Sử dụng cây chùm ngây thường xuyên giúp ổn định đường huyết, chữa u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới và phòng ngừa bệnh loãng xương. Đối với chị em phụ nữ sử dụng cây chùm ngây giúp da dẻ hồng hào, căng mịn.
Lá của cây chùm ngây là nhiều dưỡng chất nhất. Trung bình mỗi 100g lá cây chứa gấp 2 lần lượng canxi trong sữa bò, lượng vitamin C gấp 7 lần trong cam, lượng kali cao gấp 4 lần trong chuối.
Một số lưu ý khi sử dụng cây chùm ngây
Nên sử dụng lá chùm ngây sau khi cắt khỏi cành càng sớm càng tốt. Nếu để trong thời gian quá lâu cây sẽ dần mất đi chất dinh dưỡng có trong đó. Cần áp dụng phương pháp bảo quản lạnh hoặc sấy khô nếu để quá 12h mới sử dụng lại.
Phụ nữ có thai không nên ăn cây chùm ngây bởi trong lá chùm ngây có chất gây co trơn tử cung.
Cách trồng và chăm sóc cây chùm ngây
Nhân giống: cây chùm ngây thích hợp với việc giâm cành. Lựa chọn những cành bánh tẻ không quá già cũng không quá non để tiến hành nhân giống. Làm đất tơi xốp, giàu dưỡng chất rồi cắt vát cành giâm xuống đó. Sau khi giâm cành tiến hành tưới nước thường xuyên cho cây để cây nhanh ra rễ.
Đất trồng: cây chùm ngây thích hợp trồng ở đất tơi xốp, giàu dưỡng chất, đất phù sa màu mỡ…
Tưới nước: cây chùm ngây có thể thích nghi ở điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt. Hạn hán khô cằn cây có thể chịu đựng được. Việc tưới nước chỉ cần tiến hành khi cây còn non và mới trồng. Lượng nước mưa hàng năm đủ để cây sinh trưởng và phát triển.
